Bệnh hại điều – Thối cổ rễ và váng hồng

Bệnh thối cổ rễ (Daming off)

Đây là loại bệnh rất phổ biến đối với cây điều non ở các vườn ươm điều kiện thoát nước kém. Những loại nấm gây ra bệnh này là: Fusarium sp., Pythium sp., Phytophthora palmivora, Cyindrocladium scoparium và Sclerotium rolfsii (Anon, 1960; Kumararaj và Bhide, 1962; Susamma Philip, 1973; Agnoloni và Giuliani, 1977).

Các loại nấm này tấn công vào vùng rễ hoặc vùng cổ rễ hoặc cùng lúc vào cả hai vùng này của cây điều con với một băng các mô bị đen xung quanh thân cây. Khi bệnh tiến triển các cây con có thể cong xuống và các bộ phận rễ của cây cũng bị nhiễm bệnh. Các lá lộ ra những vết phồng lên, trong suốt lớn lên tới mức nào đó thì kết nối lại với nhau. Điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ từ 26-  28 độ C là những yếu tố làm cho các loại nấm này phát triển thuận lợi và bệnh sẽ càng nghiêm trọng trong mùa mưa.

Phòng chống:

- Phòng ngừa bệnh này bằng các biện pháp nông học là chủ yếu bao gồm việc làm thoát nước tốt cho các luồng giao ương các cây con hoặc các túi bầu và điều chỉnh bóng râm vừa phải cho các cây con.

- Phun sũng dung dịch Bordeaux 1% hoặc dung dịch bột Ceresan - Wetable 0.1% cho các luống gieo ương các cây con hoặc túi bầu.

- Trường hợp xảy ra rễ của các cây con thối nghiêm trọng do sự tấn công của Pythium ultimum có các loại nấm khác cùng kết hợp thì phòng chống bằng cách phơi trộn dexon vào đất với liều lượng 113.6kg/ha (Olunlogo, 1976).

Bệnh chết khô hay váng hồng (Die - back or pink - disease)

Bệnh gây ra bởi Corticium salmonicolor (= Pellicularia salmonicolor) phổ biến vào lúc mùa mưa. (Anon, 1960, Rao, 1969, Estibeiro, 1970). Trên những cành bị bệnh người ta thấy có những u màu trắng hoặc hơi hồng (hồng nhạt) trên vỏ. Các nấm này thâm nhập vào các mô ở sâu hơn và làm các chồi chết dần từ ngọn xuống và vì vậy có tên gọi là Die - back. Lúc gần kết thúc mùa mưa thấy xuất hiện màng sợi tơ của các nấm trên các cành. Khuẩn ty thể này lúc đầu có màu trắng bạc sau đó chuyển sang màu hồng. Những bào tử vô tính (Asexual spores) thì trong suốt khi đứng riêng từng cá thể nhưng ở trong khối lớn thì có màu hồng và nảy sinh một cách dễ dàng ở trong nước và tạo thành những cành bị nhiễm bệnh. Tiếp sau vỏ bị nứt và bong ra. Lá ở những cành này chuyển sang màu vàng và rụng xuống làm cho một phần cây bị cằn cỗi không phát triển được.

Phòng trừ:

- Chặt bỏ những cành đã mắc bệnh ở phía dưới nơi bị nhiễm bệnh và tiêu hủy đi, bảo vệ các mặt cắt bằng cách quét bột nhão Bordeaux.

- Phun phòng ngừa bệnh bằng dung dịch Bordeaux 1% hai lần, lần đầu vào tháng 5 - 6  trước lúc bắt đầu mùa mưa và lần sau vào tháng 10.

Nguồn: https://pagacas.com/benh-hai-dieu-thoi-cum-hoa-than-thu-thoi-co-re-vang-hong-dom-la-moc-bo-hong-blo97

Xem thêm:

Bệnh hại điều – Thối cụm hoa và thán thư

Bệnh Hại Điều - Đốm Lá Và Móc Bồ Hóng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.